Ngành cơ khí trọng điểm quốc gia cần chiến lược phát triển và các chính sách, cơ chế hỗ trợ có tính đột phá, dài hạn

Để một đất nước hùng cường, một xã hội phồn vinh và để đất nước chuyển mình trong kỷ nguyên số, thì phải coi trọng, lấy các ngành cơ khí trọng điểm quốc gia làm phương châm, nền tảng để phát triển, tạo cơ sở cốt lõi cho nền công nghiệp sản xuất nước nhà, do vậy cần ưu tiên trọng điểm phát triển các ngành công nghiệp.

 Ông Mẫn Ngọc Anh, Chủ tịch Tập đoàn Hanaka.

Ông Mẫn Ngọc Anh, Chủ tịch Tập đoàn Hanaka.

Phát triển ngành cơ khí trọng điểm quốc gia: Cần chiến lược dài hạn

Vào ngày 17/10/2003, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 25 về chiến lược phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam với những quan điểm cụ thể, “xác định cơ khí là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội”. Bộ Chính trị cũng yêu cầu “phải xây dựng ngành cơ khí để đủ sức cạnh tranh vươn lên trong cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế”.

Ngày 16/01/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg về Về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015, theo đó có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển các ngành cơ khí trọng điểm của quốc gia.

Như đã biết, để một đất nước hùng cường, một xã hội phồn vinh và để đất nước chuyển mình trong kỷ nguyên số, thì phải coi trọng, lấy các ngành cơ khí trọng điểm quốc gia làm phương châm, nền tảng để phát triển, tạo cơ sở cốt lõi cho nền công nghiệp sản xuất nước nhà, do vậy cần ưu tiên trọng điểm phát triển các ngành công nghiệp như: thiết bị điện (TBA 110-200-500-750kV…), tàu cao tốc, máy bay, tàu ngầm, đường cao tốc. ô tô điện, năng lượng…

Ngoài ra, để phát triển ngành cơ khí trọng điểm, cần phải có nguồn lao động chất lượng cao, đội ngũ giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư và công nhân phải được đào tạo căn bản về công nghệ, công nghiệp bán dẫn, về quản lý sản xuất tự động hóa…để tiếp nhận đc các công nghệ sản xuất mới, tiên tiến của quốc tế, cũng như sáng tạo ra các công nghệ sản xuất hiện đại mới.

Mặc dù Chính phủ đã có một số chính sách nhằm thúc đẩy, nhưng còn nhiều hạn chế như: chính sách dài hạn chưa có, chính sách hỗ trợ không rõ ràng và có thời gian hỗ trợ ngắn, chính sách ưu đãi về vốn, tài chính chưa đột phá, tiếp cận khó khăn, công tác đào tạo nguồn nhân lực cao, chất lượng chưa được ưu tiên… Do vậy, để ngành cơ khí trọng điểm quốc gia đột phá, phát triển, trở thành trụ cột, nền tảng cho sự phát triển của quốc gia, tôi kiến nghị một số nội dung:

Một là, tầm nhìn, chiến lược phát triển và các chính sách, cơ chế hỗ trợ phải có tính đột phá, dài hạn 30-50 năm, thậm chí hằng trăm năm hoặc không có thời hạn, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc và niềm tin tưởng tuyệt đối cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư các ngành cơ khí trọng điểm quốc gia.

Hai là, ban hành các chính sách tài chính đột phá, ổn định và lâu dài như giảm lãi suất, bảo lãnh vay vốn, lãi suất thấp và ổn định, điều kiện cấp vốn đơn giản, trình tự thủ tục nhanh gọn… để hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiên phong, đi đầu trong các phát triển các ngành trọng điểm như cơ khí, chế tạo, năng lượng, bán dẫn… đầu tư phát triển, mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến.

Ba là, đề nghị Chính phủ có chính sách ưu tiên người việt nam dùng hàng Việt Nam, tạo điều kiện, ưu tiên cho các sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được dùng trong các dự án trong nước (chất lượng tương đương, nhưng có giá thành rẻ hơn từ 5-15% so với nhập khẩu), ví dụ: ưu tiên các sản phẩm Trạm biến áp 110-200-500-750kV được sử dụng trong các dự án điện lực của Việt Nam mà không bị ràng buộc bởi các điều kiện đấu thầu như: kinh nghiệm, thời gian vận hành, xác nhận hoàn thành và cho phép được sử dụng hồ sơ năng lực, kinh nghiệm của bên chuyển giao công nghệ làm năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu…

Bốn là, đề nghị cho phép Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cho các doanh nghiệp sản xuất ngành cơ khí trọng điểm được vay vốn ngắn hạn và trung hạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có nguồn vốn đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất.

Năm là, có cơ chế, chính sách thúc đẩy, phát triển nguồn lao động trình độ cao, đặc biệt là các lao động trong ngành cơ khí trọng điểm, công nghệ, bán dẫn, như: ưu tiên xây dựng các trường Đại học, trung tâm đào tạo chuyên biệt các lao động trong lĩnh vực cơ khí trọng điểm, công nghệ, bán dẫn; các khu công nghiệp được hỗ trợ thành lập các trung tâm đào tạo nghề trình độ cao, nhằm đào tạo ra những lao động có tay nghề cao, am hiểu công nghệ, phù hợp xu hướng phát triển để cung cấp cho các doanh nghiệp công nghệ, sản xuất bán dẫn…

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: bài toàn đối tác tư công, cơ chế giải phóng mặt bằng và chính sách tín dụng

Hiện nay, cơ sở hạ tầng của các vùng nông thôn còn chênh lệch lớn với khu vực thành thị, có xu hướng người dân ở các vùng nông thôn, kém phát triển di chuyển lên các vùng đô thị sống, làm ăn, việc này dẫn tới đất đai hoang hóa, ô nhiễm môi trường. Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách phát triển, nhưng hạ tầng, đời sống của người dân các vùng nông thôn, kém phát triển vẫn còn khoảng cách lớn với các vùng đô thị lớn, dẫn tới mất cân đối về dân số giữa các vùng, từ đó làm mất cân bằng về kinh tế.

Để giải quyết bài toán này, theo tôi cần có một số giải pháp sau:

Một là, cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư theo hình thức đối tác công tư như BT để đầu tư các công trình như hạ tầng, đường xá, trường học… ở các vùng nông thôn, kém phát triển, nhằm thúc đẩy các vùng nông thô phát triển, từ đó làm tăng thu nhập, đời sống người dân nâng cao, dân trí tăng cao, kéo khoảng cách về thu nhập và trình độ giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng miền ngày càng gần nhau, làm giảm ô nhiễm môi trường, khai thác tối đa nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, mục đích đưa các vùng này thành trung tâm sản xuất phụ trợ cho các khu vực đô thị, các trung tâm công nghiệp FDI.

Hai là, cần có cơ chế chính sách GPMB nhanh chóng, đơn giản, nhằm rút ngắn thời gian cho Nhà đầu tư nhanh chóng triển khai dự án, tránh lãng phí đất đai, đồng thời có cơ chế hỗ trợ, bồi thường GPMB cho người dân thật tốt, khi thu hồi đất, để người dân đỡ bị thiệt thòi, đồng thuận cao, đảm bảo làm sao sau khi đất bị thu hồi, người dân có đủ tài chính để xây dựng nơi ở mới.

Ba là, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tín dụng cho dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn như: thủ tục đơn giản, điều kiện giải ngân rút ngắn, lãi suất ưu đãi và ổn định…

Vấn đề đất trong các KCN: cần công bằng trong khả năng tiếp cận theo cơ chế thị trường

Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tiếp cận thị trường đất đai, tài nguyên một cách minh bạch, bình đẳng theo cơ chế thị trường. Cho phép các doanh nghiệp thuê lại đất trả tiền thuê đất hằng năm trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế… mà đã trả tiền hạ tầng 1 lần được quyền thế chấp, cầm cố, bảo lãnh quyền sử dụng đất mà mình đang thuê, giá trị thế chấp, bảo lãnh, cầm cố theo thị trường, điều này là hết sức cần thiết, tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ông Mẫn Ngọc Anh, Chủ tịch Tập đoàn Hanaka

Ông Mẫn Ngọc Anh, Chủ tịch Tập đoàn Hanaka

Nguồn:https://doanhnhanvn.vn/nganh-co-khi-trong-diem-quoc-gia-can-chien-luoc-phat-trien-va-cac-chinh-sach-co-che-ho-tro-co-tinh-dot-pha-dai-han.html

Được đăng vào

Viết bình luận