Biến đổi khí hậu tác động DN: Nhận thức và hành động

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại, có tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới.

Biến đổi khí hậu mang gây ra nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như là gián đoạn sản xuất kinh doanh, giảm năng suất lao động và doanh thu, đình trệ việc phân phối, tăng chi phí sản xuất...

Theo báo cáo từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Quỹ châu Á tại Việt Nam, trong hơn 10.000 doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành, 54% doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất kinh doanh do thiên tai, 51% số doanh nghiệp cũng bị giảm năng suất lao động do thời tiết khắc nghiệt làm suy giảm doanh thu.

Theo Nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu của Tổ chức phi chính phủ (CCWG), các sáng kiến kinh tế xanh có thể giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế do Covid-19 gây ra; đồng thời, thúc đẩy các giải pháp phục hồi theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường. Đây chính là những yếu tố phát triển bền vững cốt lõi.

Để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, xu hướng thế giới đã chuyển sang tiếp cận giải pháp mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững, tái tạo tài nguyên theo chu trình khép kín. Từ đó, giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường, mang lại giá trị kinh tế - xã hội.

Nhận thức và hành động

Trong bối cảnh nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Họ vừa là chủ thể chịu tác động của biến đổi khí hậu vừa là đối tượng quan trọng trực tiếp tham gia, chuyển đổi các thách thức thành cơ hội từ những tác động của biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững.

Áp dụng những nguyên tắc của nền Kinh tế Tuần hoàn để đưa ra giải pháp cho một tương lai bền vững.

Là doanh nghiệp đi đầu và được giới đầu tư đánh giá cao về việc áp dụng các tiêu chí ESG trong hoạt động kinh doanh, tập đoàn SCG đã đưa ra chiến lược ESG 4 Plus. Mục tiêu được đề xuất hướng đến Phát thải ròng bằng không (Set Net Zero), Phát triển Xanh (Go Green), Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality), Thúc đẩy sự hợp tác (Embrace Collaboration). Khoản đầu tư ban đầu ước tính 70 tỷ baht (tương đương hơn 47 nghìn tỷ đồng) với mục tiêu cải thiện quy trình sản xuất và thúc đẩy các hoạt động carbon thấp nhằm đạt mục tiêu giảm 20% phát thải khí nhà kính vào năm 2030.

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG, cho biết: “DN luôn sáng taọ áp dụng thực tiễn các giải pháp phát triển bền vững và xem đó là cốt lõi cho các hoạt động với trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng và môi trường.”

Để thực hiện mục tiêu này, SCG đã ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vào chiến lược phát triển. Cụ thể, SCG tập trung tích hợp công nghệ và đổi mới để phát triển các sản phẩm và dịch vụ với nhãn hiệu "SCG Green Choice", đáp ứng nhu cầu của khách hàng và môi trường. Các sản phẩm "SCG Green Choice" được làm từ vật liệu tái chế, giúp giảm rác thải trong quá trình lắp đặt, giảm tiêu thụ năng lượng hoặc sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời.

Trong năm 2030, SCG đặt mục tiêu tăng tỷ trọng các sản phẩm đạt chứng nhận SCG Green Choice lên gấp hai lần từ 32% lên 67%.

SCG và công ty thành viên cùng khuyến khích người dân trong cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường qua các hoạt động thiết thực. Nổi bật nhất là dự án thí điểm phân loại rác tại nguồn ở các trường Tiểu học Long Sơn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, do tập đoàn SCG và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn  thành viên của SCG Chemicals - SCG) tổ chức, nhằm giáo dục học sinh cách phân loại rác và kêu gọi sự hưởng ứng của gia đình và nhà trường để mô hình phân loại rác được nhân rộng trong cộng đồng.

Rác được các em học sinh phân loại trước khi bỏ vào 3 thùng rác tương ứng: Rác tái chế, rác hữu cơ, rác còn lại.

Với những nỗ lực trên, SCG có 18 năm liên tiếp là doanh nghiệp bền vững toàn cầu trong danh mục Thị trường mới nổi của DJSI Thế giới và DJSI trong ngành Vật liệu Xây dựng, tính đến năm 2021 theo Chỉ số Bền vững Dow Jones (Dow Jones Sustainability Indices - DJSI). Ngoài ra, tập đoàn cũng khẳng định vị trí dẫn đầu về phát triển bền vững với 5 công ty thành viên thuộc top 100 công ty bền vững được đánh giá thông qua Bộ chỉ số Doanh nghiệp bền vững (CSI), một trong những chương trình đánh giá doanh nghiệp bền vững uy tín nhất tại Việt Nam do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức.

Ông Thanapat Kaweetraiphop - Giám đốc Thương mại, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, cho biết: “Mô hình kinh tế tuần hoàn tập trung vào việc tái sử dụng, làm mới và tái chế các vật liệu và sản phẩm để kéo dài thời gian sử dụng và mang lại giá trị lâu dài. Do đó, SCG và Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) đặt mục tiêu phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để có thể gia tăng tỷ lệ tái chế tại Việt Nam và giúp đất nước có được một tương lai phát triển bền vững hơn.”

https://vietnamnet.vn/bien-doi-khi-hau-tac-dong-dn-nhan-thuc-va-hanh-dong-2009676.html

Được đăng vào

Viết bình luận